
Phenylpolyphenol có nhiều trong nước trà, được coi là một trong những chất có tác dụng chống ung thư, chống oxy hóa mạnh tương tự như vitamin C và E. Các chất này có thể quét sạch các gốc tự do - những phần tử không bền vững gây tổn thương cho ADN và màng tế bào.
Nước trà có thể phòng chống một số bệnh ung thư như ung thư gan, ung thư dạ dày, có khả
năng ức chế việc hình thành chất nitrosamine. Thí nghiệm trên động vật cho thấy, cho chuột
uống nước trà thì tỷ lệ mắc ung thư giảm hơn so với nhóm chứng. Nghiên cứu của các nhà khoa học Úc tiến hành tại Trung Quốc cho kết quả, phụ nữ uống trà xanh đều đặn hàng ngày sẽ giảm được 60% khả năng bị ung thư buồng trứng. Kết luận này được các nhà khoa học Trung Quốc đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu ở hơn 900 phụ nữ. Theo các chuyên gia y tế, các loại trà khác cũng tỏ ra hiệu quả nhưng trà xanh có tác dụng mạnh nhất do chứa nhiều chất catechin nhất, sau đó là trà oolong rồi đến trà đen. Các nghiên cứu trước đó đã cho thấy, catechin có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư và bảo vệ tế bào khỏe mạnh khỏi bị tổn thương. Trà xanh có thể phòng ngừa được ung thư da; Nếu uống 4 chén trà xanh mỗi ngày có thể ngăn ngừa được ung thư da và nó cũng có hiệu lực tương tự nếu được đưa vào kem bảo vệ da. Một nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở Nhật Bản ít hơn ở Mỹ, người ta cho rằng có lẽ do người Mỹ ít uống trà hơn so với người Nhật. Nghiên cứu phối hợp của Mỹ và Viện Ung thư Thượng Hải (Trung Quốc) nhận thấy, nguy cơ bị ung thư dạ dày và thực quản giảm 50% ở người thường xuyên uống trà so với người không dùng đồ uống này. Giáo sư John Weiburger, một trong những người đứng đầu Tổ chức y tế Mỹ cho rằng: “Trà có khả năng làm giảm nhẹ các bệnh tim mạch trên thế giới, đặc biệt là ở những người có nếp sinh hoạt lành mạnh. Trà có tác dụng phòng bệnh, giảm được chi phí hàng triệu đô la để điều trị tim mạch và ung thư”.
Hải Thượng Lãn Ông, danh y Việt Nam cũng đã viết: “Hàng ngày uống nước rất cần, trà xanh giải nhiệt, sinh tán, hóa đàm giải độc, lợi tiểu, tiêu cơm. Váng đầu chóng mặt lại càng được thanh. Uống vừa khoan khoái thần minh...”.Nhưng: “Uống nhiều khó ngủ, thân mình gầy xanh, uống trà lúc đói chẳng lành, hóa tiêu, thận bại, tỳ sinh hư hàn. Nước trà uống lạnh tích đàm, chi bằng uống nóng khi còn bốc hơi”.
NHỮNG LƯU Ý KHI UỐNG TRÀ
- Sau khi ăn thịt chó, thịt dê không nên uống trà do acid tanic có trong nước trà kết hợp với protein, tạo thành tanalbin có thể gây táo bón và đau bụng...
- Không uống trà vào lúc sáng sớm chưa ăn gì, vì có thể làm tổn thương thận khí.
- Trà có tính hàn nên uống lạnh sẽ gây tích đờm. Do đó nên uống nóng, uống ít. Khi hãm trà nên cho thêm vài lát gừng tươi.
- Uống nhiều làm giáng khí, thương khí, thương tinh, mất ngủ.
- Không nên uống trà đặc vào buổi tối.
- Người cao tuổi nếu khí huyết hư nhược, uống nhiều nước trà có thể hại cho tỳ vị, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.